Khi nào thực hiện làm xét nghiệm HP dạ dày?

Khi nào thực hiện làm xét nghiệm HP dạ dày? Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về dạ dày. Vậy khi nào cần thực hiện xét nghiệm HP dạ dày?

Vi khuẩn HP là một trong những vi khuẩn duy nhất và đầu tiên có thể sống trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày. Nó có khả năng chống lại kháng thể được tạo ra khi cơ thể phát hiện vi khuẩn gây hại. Đồng thời vi khuẩn này còn tạo ra các chất trung hòa lại axit trong dạ dày. Không những thế đây được coi là vi khuẩn gây ra những căn bệnh về dạ dày và có khả năng lây nhiễm rất nguy hiểm. Tại thời điểm nào chúng ta cần làm xét nghiệm HP dạ dày?

Bạn nên xem: Hoa Bưởi Chữa Đau dạ dày Được Không?

Định nghĩa vi khuẩn HP

Khi nào thực hiện làm xét nghiệm HP dạ dày?

Vi khuẩn HP tồn tại ở dạng xoắn khuẩn, nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh về dạ dày đặc biệt còn là tác nhân chính của căn bệnh ung thư dạ dày.

Do đó, vi khuẩn HP được xếp vào một trong những vi khuẩn có khả năng lây nhiễm qua nhiều con đường, và gây hại cần được tiêu diệt ngay khi xuất hiện trong cơ thể con người.

Định nghĩa xét nghiệm HP dạ dày

Xét nghiệm HP dạ dày là phương pháp nội soi dạ dày. Cách này sử dụng máy nội soi dạ dày  ống mềm và thuốc thử urease test. Trong thời gian cho máy nội soi đi vào dạ dày bác sỹ sẽ dùng kim sinh lấy bệnh phẩm ở hang vị và thân vị dạ dày. Cho mảnh sinh thiết trong hỗn hợp đặt trong ống nghiệm sau thời gian 5 đến 1 phút dung dịch đổi sang màu cánh sen là cơ thể dương tính với vi khuẩn HP.

Lưu ý: khi thực hiện xét nghiệm dạ dày HP bệnh nhân cần nhịn ăn trước 6 giờ. Với các trường hợp bệnh nhân đặc biệt như rối lọan đông máu, cầm máu thì không được thực hiện phương pháp này.

>> Thịt cừu có tốt cho người đau dạ dày không?

Cách nhận biết cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP

Khi nào thực hiện làm xét nghiệm HP dạ dày?

Nếu cơ thể bạn có một trong những dấu hiệu sau cần đi làm các xét nghiệm để phát hiện và loại bỏ vi khuẩn HP trong thời gian sớm nhất tránh để lại các hậu quả khó lường. Các dấu hiệu như sau:

+ Bị sụt cân nhanh.

+ Cơ thể thiếu máu không tìm ra nguyên nhân.

+ Khi ăn hay bị nghẹn.

+ Có các triệu trứng của xuất huyết tiêu hóa.

+ Có hiện tượng nôn kéo dài.

+ Xuất hiện khối u trên vùng bụng.

Nếu như cơ thể gặp một trong các triệu trứng sau có thể bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, không phải ai có những triệu trứng trên cũng bị nhiễm vi khuẩn HP.

Do đó, trên đây chỉ là một số cách để bạn cảm nhận và nhờ đến sự can thiệp của y học có kết luận chính xác về vi khuẩn HP trong cơ thể.

Cần thực hiện xét nghiệm HP dạ dày khi nào?

Đây là phương pháp có độ xác suất rủi ro và tác dụng phụ gặp phải tương đối lớn nên chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sỹ, trong các trường hợp cần tìm vi khuẩn HP hoặc khi dạ dày bị tổn thương hoặc có hiện tượng viêm loét.

Nếu như cơ thể chưa đến mức báo động thì nên kiểm tra bằng các phương pháp đơn giản như kiểm tra hơi thở, xét nghiệm phân,…

Xét nghiệm HP dạ dày được đánh giá là một trong những phương pháp mang lại kết quả chính xác nhất, thường sử dụng đối với các bệnh nhân có triệu chứng nặng.

Như vậy, xét nghiệm HP dạ dày là phương pháp khá phức tạp cần sử dụng máy móc cũng như đội ngũ y bác sỹ lành nghề. bệnh nhân không nên thực hiện phương pháp này khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ hoặc có thể dùng các phương pháp đơn giản hơn vẫn có thể phát hiện chính xác mầm gây bệnh.

Nguồn: https://trathaomochp.com/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Theo dõi

Cachcaolongmay.com - Kênh tin tức uy tín dành cho phái đẹp

Bài liên quan